🔍 CHIẾN LƯỢC BRAINSTORM TRONG WRITING TASK 2:
Với bất kỳ học viên IELTS nào, Writing Task 2 luôn là phần thi "khó nhằn" nhất – không chỉ vì yêu cầu trình bày rõ ràng một lập luận, mà còn bởi việc tìm ra được ý tưởng đúng, đủ và sắc sảo trong thời gian ngắn là một thử thách lớn.
Nhằm giải quyết triệt để vấn đề này, Minh IELTS Coaching đã tổ chức workshop chuyên đề: “Chiến lược Brainstorm trong Writing Task 2” – một buổi học chuyên sâu giúp học viên nắm được phương pháp tư duy, tìm ý và triển khai bài viết một cách chiến lược và hiệu quả.

 

🎯 MỤC TIÊU CỦA WORKSHOP

Workshop được thiết kế với mục tiêu cụ thể:

  • Giúp học viên nhanh chóng xác định đúng hướng câu hỏi

  • Tư duy lập luận một cách có chiến lược thay vì viết theo cảm tính

  • Biết cách phát triển ý tưởng từ cơ bản → nâng cao

  • Tránh lỗi lạc đề, trùng ý, lan man – những lỗi mất điểm nghiêm trọng ở band 6.0–6.5

👩‍🏫 ĐỘI NGŨ DIỄN GIẢ

Buổi chia sẻ được dẫn dắt bởi hai giảng viên có kinh nghiệm dày dạn trong đào tạo Writing chuyên sâu:

  • Giảng viên Thuỳ Dung – 8.0 Writing
    • Đồng tác giả sách Công phá IELTS Writing với phương pháp One-for-All
    • Hơn 3 năm giảng dạy Writing Task 2 chuyên sâu
    • Đã chữa hơn 3000+ bài viết và cố vấn trực tiếp cho học viên từ 5.5 → 7.5+

  • Giảng viên Phương Thảo – 7.5 Writing
    • Cố vấn học thuật tại Minh IELTS Writing
    • Có kinh nghiệm tổ chức và dẫn dắt hàng loạt workshop học thuật tại các trường đại học và hệ thống giáo dục

📌 VẤN ĐỀ HỌC VIÊN GẶP PHẢI KHI LÀM TASK 2

Trước khi đi vào chiến lược giải quyết, buổi workshop mở đầu bằng phần xác định những vấn đề phổ biến mà học viên gặp phải khi brainstorm ý tưởng trong Task 2:

  1. Bí ý hoàn toàn – không biết bắt đầu từ đâu, bị khựng ngay từ 2 phút đầu tiên

  2. Ý chung chung, mơ hồ, dẫn đến việc phát triển lập luận hời hợt

  3. Lạc đề – trả lời sai hướng câu hỏi, hoặc tập trung vào chi tiết phụ thay vì trọng tâm đề

  4. Tốn quá nhiều thời gian nghĩ ý, khiến thời gian viết bài bị rút ngắn

  5. Không có chiến lược triển khai, dẫn đến bố cục bài viết rối rắm, thiếu thuyết phục

Các lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến điểm Task Response mà còn khiến toàn bài trở nên thiếu mạch lạc và mất điểm nặng ở tiêu chí Coherence & Cohesion.

🧠 CHIẾN LƯỢC BRAINSTORM – TƯ DUY HỆ THỐNG & ĐA CHIỀU

1. Xác định từ khoá toàn bài & từ khoá xử lý

Giảng viên đã hướng dẫn học viên cách đọc đề một cách chiến lược bằng việc tách câu hỏi thành 3 phần:

  • Bối cảnh / dẫn dắt đề bài (thường là câu đầu tiên)

  • Yêu cầu chính của đề (chính là phần cần trả lời)

  • Cụm từ trọng tâm cần paraphrase và phân tích

👉 Ví dụ:
“Fossil fuel is the main source of energy. In some countries, the use of alternative sources of energy is encouraged. Is this a positive or negative development?”
⟶ Từ khoá chính là: the encouragement of alternative energy sources
⟶ Không phải đi so sánh fossil fuel với renewable energy, mà phải bình luận về chính sách khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng mới.

2. Phát triển ý theo nguyên tắc A → B → C

Đây là một công thức cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả, giúp học viên chuyển ý tưởng thành đoạn văn cụ thể:

  • A: Main Idea – Một câu khẳng định quan điểm chính

  • B: Giải thích – Tại sao A đúng?

  • C: Ví dụ hoặc hậu quả – Điều gì xảy ra khi A được áp dụng?

👉 Ví dụ:
A: Delayed childbirth helps couples become more financially stable.
B: This means they can afford better healthcare and education for their children.
C: For instance, children may have access to private schools or higher-quality nutrition.

3. Chiến lược brainstorm theo chiều dọc – chiều ngang

Đây là điểm nổi bật của workshop, khi học viên được hướng dẫn tư duy ý tưởng theo nhiều chiều:

  • Chiều dọc (Cấp độ ảnh hưởng): Cá nhân – Gia đình – Doanh nghiệp – Chính phủ – Xã hội

  • Chiều ngang (Lĩnh vực): Kinh tế – Giáo dục – Công nghệ – Môi trường – Sức khoẻ – Văn hoá

👉 Khi xử lý đề về “Robots”, học viên brainstorm được ý tưởng như:

  • Cá nhân: giảm việc tay chân → người lười vận động → tăng béo phì

  • Gia đình: giúp làm việc nhà → tiết kiệm thời gian → cải thiện quan hệ gia đình

  • Chính phủ: đầu tư robot quá mức → căng thẳng ngân sách → giảm đầu tư cho y tế/giáo dục

 

✍️ THỰC HÀNH & PHÂN TÍCH ĐỀ THẬT

Điểm mạnh của buổi workshop không chỉ ở lý thuyết mà còn nằm ở phần thực hành đề thật ngay tại chỗ.

Một số đề được đưa ra thảo luận:

  1. “Nowadays, more and more people decide to have children later in their life. What are the advantages and disadvantages of this trend?”

  2. “Some people believe that robots will play an important role in future societies, while others argue that robots might have negative effects on society.”

  3. “Advertising is becoming more and more common. Is this a positive or negative development?”

Trong phần thực hành:

  • Học viên cùng brainstorm với nhau theo nhóm

  • Mỗi nhóm được yêu cầu triển khai ít nhất 3 chiều (theo cấp độ hoặc lĩnh vực)

  • Giảng viên phân tích trực tiếp ý tưởng tốt – yếu – thừa – lạc đề

💡 NHỮNG KIẾN THỨC HỌC VIÊN “BỎ TÚI” SAU BUỔI WORKSHOP

  1. Biết cách đọc đề đúng và xác định trọng tâm câu hỏi

  2. Không bị hoảng khi bí ý, vì có công thức tư duy rõ ràng

  3. Tư duy được đa chiều – ý tưởng phong phú – bài viết sắc bén hơn

  4. Tăng độ sâu cho lập luận bằng chiến thuật A → B → C

  5. Tiết kiệm thời gian viết bài – tránh sa đà vào phần mở bài hay ví dụ quá dài dòng

🎯 LỜI KẾT

Một bài viết Band 7.0+ không đến từ vốn từ “khủng” hay các câu ví dụ phức tạp, mà bắt đầu từ khả năng tư duy đúng vấn đề – xác định đúng trọng tâm – triển khai ý rõ ràng. Workshop “Chiến lược Brainstorm trong Writing Task 2” chính là bước khởi đầu cho quá trình đó.

💬 Nếu bạn từng viết Task 2 trong trạng thái lạc đề, mơ hồ hoặc “bí toàn tập”, thì đừng bỏ lỡ chuỗi workshop cuối tuần từ Minh IELTS Coaching – nơi không chỉ giúp bạn viết tốt, mà còn giúp bạn tư duy IELTS một cách chiến lược.

Go Back Top